Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học năm 2022 và định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Ngày 28/02/2023, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học năm 2022 và định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tham dự Hội nghị, có Bà Phạm Thị Hồng Hải – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Lâm Đồng; Bà Trần Thị Ngọc Châu - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Ông Trần Quang Bảo - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang; Ông Võ Văn Bé Hai – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre; Ông Võ Thanh Giang – Phó Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu; Ông Võ Ngọc Thạch - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai; Ông Nguyễn Văn Phước - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tây Ninh; cùng dự có lãnh đạo các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và đại diện các phòng chức năng các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố.
Về phía Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, có GS. TS Huỳnh Văn Sơn – Hiệu trưởng; TS. Cao Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng; TS. Bùi Trần Quỳnh Ngọc – Phó Hiệu trưởng; ThS. Nguyễn Ngọc Trung – Phó Hiệu trưởng cùng đại diện lãnh đạo các phòng, khoa trong Trường.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS. TS Huỳnh Văn Sơn – Hiệu trưởng cho biết, năm học 2022 là một năm học đặc biệt, với nhiều thử thách từ tình hình dịch bệnh và những thay đổi trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong bối cảnh khó khăn chung đó của toàn Ngành, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ được nhịp hoạt động ổn định và có nhiều thành tựu đáng ghi nhận từ tuyển sinh, đến đào tạo ở tất cả các bậc, các hệ, các ngành. Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mặt công tác khác của Nhà trường trong năm 2022 để xác định những ưu điểm, kết quả đạt được, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, thách thức. Từ đó, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, đề xuất, kiến nghị và các giải pháp, hình thức phù hợp để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm học 2023 và định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS. TS Huỳnh Văn Sơn – Hiệu trưởng cho biết, năm học 2022 là một năm học đặc biệt, với nhiều thử thách từ tình hình dịch bệnh và những thay đổi trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong bối cảnh khó khăn chung đó của toàn Ngành, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ được nhịp hoạt động ổn định và có nhiều thành tựu đáng ghi nhận từ tuyển sinh, đến đào tạo ở tất cả các bậc, các hệ, các ngành. Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mặt công tác khác của Nhà trường trong năm 2022 để xác định những ưu điểm, kết quả đạt được, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, thách thức. Từ đó, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, đề xuất, kiến nghị và các giải pháp, hình thức phù hợp để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm học 2023 và định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong năm 2022, để tiếp tục thực hiện hiệu quả vai trò nòng cốt, đầu tàu đối với hệ thống các trường sư phạm và phổ thông ở phía Nam, Trường là một trong 08 đơn vị tham gia Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông – ETEP, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng đổi mới hoạt động và nâng cao chất lượng đào tạo, cụ thể: Trường được đánh giá chỉ số TEIDI 5.19/7, với 08 Chương trình đạt tiêu chuẩn AUN-QA; Quản lý 03 để tài hợp tác với các Sở Khoa học Công nghệ; Hoàn thành 02 đề tài khoa học cấp Quốc gia; 01 nhiệm vụ chuyển giao công nghệ với Sở KHCN tỉnh Bình Thuận; Thực hiện 190 đề tài NCKH các cấp; Thực hiện ký kết hợp tác với 08 Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh thành phía Nam; 05 Trường Đại học Quốc tế; 05 Trường Đại học trong nước.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng: Bồi dưỡng 7.500 Giáo viên phổ thông cốt cán các Mô đun 1, 2, 3, 4, 5, 6; Bồi dưỡng 3.600 Giáo viên phổ thông/ Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán các Mô đun 6, 7, 8; Bồi dưỡng 12.676 Giáo viên/ Cán bộ quản lý theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên; Bồi dưỡng 50.000 Giáo viên/ Cán bộ quản lý theo nhu cầu của các địa phương; Bồi dưỡng 1.949 Giáo viên dạy học các môn tích hợp.
+ Đào tạo đại học hệ chính quy: năm 2022, tuyển sinh 3.123 sinh viên với 22 ngành đào tạo giáo viên, 19 ngành đào tạo cử nhân (có 01 ngành dành cho người nước ngoài), 03 ngành đào tạo liên kết quốc tế;
+ Đào tạo sau Đại học: 26 ngành đào tạo Thạc sĩ, 10 ngành đào tạo Tiến sĩ, 01 ngành đào tạo Thạc sĩ liên kết quốc tế (tuyển sinh 1.346 học viên và 103 nghiên cứu sinh).
- Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên kế cận được các đơn vị quan tâm thực hiện bằng nhiều biện pháp: phát huy chính sách thu hút độ ngũ giảng viên chất lượng cao, các nhà khoa học. Trường Đại học Sư phạm hiện nay có 03 Giáo sư, 34 Phó Giáo sư trong đó tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của Trường là 40,81%.
PGS. TS Dương Thị Hồng Hiếu – Trưởng phòng Đào tạo: trình bày báo cáo công tác đào tạo và định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến 2030 của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
TS. Lê Phan Quốc - Phó Trưởng phòng Đào tạo: trình bày báo cáo công tác bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý và định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến 2030 của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
ThS. Nguyễn Ngọc Trung - Phó Hiệu trưởng: giới thiệu về kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đến các đơn vị đối tác.
Về nhiệm vụ trọng tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học năm 2023 và định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà trường sẽ tập trung nâng cao chất lượng chương trình đào tạo hệ chính quy, trong đó xây dựng mục tiêu lấy người học làm trung tâm; tiếp tục duy trì và đổi mới nội dung phương pháp, tăng tính ứng dụng thực tế, tăng ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập. Tăng cường quảng bá đến mọi đối tượng có nhu cầu bằng nhiều hình thức kết hợp, bám sát nhu cầu người học. Lựa chọn và đầu tư chất lượng cho các chương trình đào tạo có tính thực tế, thực hành, đặc biệt là các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn. Ưu tiên hướng phát triển ứng dụng trên nền tảng số (hệ thống quản lý tổ chức đào tạo online, tài liệu số, bộ học liệu điện tử…), tiến tới hình thành các khóa học ngắn hạn đóng gói sẵn trên nền tảng Internet,…
Ngoài ra, trong chương trình diễn ra phần góp ý và thảo luận từ các đơn vị Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố, các trường đạo học, cao đẳng, trung cấp về các nội dung như: Giải pháp xúc tiến về đào tạo giáo viên của tỉnh để đảm bảo được chất lượng giáo viên; bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho giáo viên; cách thức phân luồng học sinh, tuyển sinh từ cấp trung học cơ sở lên cấp trung học phổ thông; triển khai Dự án trường học hạnh phúc trong bối cảnh mới; đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 -2025; đề án ngoại ngữ; nâng chuẩn giáo viên theo Nghị định 71,…
* Một số hình ảnh trong Hội nghị