slot gacor hari ini slot gacor situs slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor
Điều lệ hoạt động | HCMUE ALUMNI

Điều lệ hoạt động

CHƯƠNG I

 GIỚI THIỆU CHUNG

Điều 1: Tên gọi 

1. Tên chính thức: Hội Cựu người học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tên giao dịch nước ngoài: HCMUE ALUMNI.

3. Lô gô: Thiết kế, cấp phát sử dụng theo quy định của Hội.

Điều 2: Mục tiêu 

1. Tập hợp các thế hệ sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (gọi chung là cựu người học) từng học tập tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Trường).

2. Góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp của Trường và niềm tự hào của cựu người học.

3. Tạo sự đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau thành cầu nối giữa các thế hệ cựu người học.

4. Kết nối cho cựu người học tham gia góp sức vào việc xây dựng và phát triển Trường.

Điều 3: Vị trí, vai trò, nguyên tắc hoạt động

1. Hội Cựu người học (gọi tắt là Hội) là một tổ chức của cựu người học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, do Đảng ủy Trường lãnh đạo và Hiệu trưởng quyết định thành lập, quản lý.

2. Tổ chức và hoạt động của Hội được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động tuân thủ Pháp luật, Điều lệ, theo tôn chỉ đóng góp tích cực cho sự phát triển của Trường và Hội.

3. Phối hợp và thống nhất hành động, các thành viên của Hội tuân thủ theo Điều lệ Hội Cựu người học.

Điều 4: Chức năng, nhiệm vụ

1. Xây dựng cộng đồng cựu người học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cựu người học và xã hội.

2. Tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, họp mặt truyền thống nhằm tạo sự hiểu biết, đoàn kết, gắn bó giữa các thế hệ cựu người học học viên, sinh viên hiện đang học tập tại Trường.

3. Tập hợp, lưu trữ thông tin về cựu người học các khóa, ngành từ ngày thành lập Trường, làm cơ sở dữ liệu phục vụ việc trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cựu người học; hỗ trợ công tác giới thiệu về lịch sử phát triển của Trường, ngành nghề và giới thiệu các cá nhân, tập thể thành đạt trong các lĩnh vực (k yếu, viết sách, hồi kí, sưu tầm và cung cấp, thông tin, tài liệu, hiện vật cho Phòng Truyền thống…). 

4. Tổ chức Hội nghị Hội Cựu người học Trường theo định kỳ 5 năm/2lần. Hội nghị sẽ thông qua Báo cáo tổng kết, phương hướng và chương trình hoạt động của Hội trong những năm tiếp theo, thảo luận và biểu quyết sửa đổi Điều lệ Hội, thông qua kế hoạch quản lý và sử dụng tài chính của Hội do hội viên đóng góp và các nơi tài trợ.  

5. Tư vấn, góp ý cho kế hoạch chiến lược phát triển Trường về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, chương trình đào tạo.

6. Tham gia đóng góp ý kiến cho Nhà trường về phát triển các chương trình đào tạo mới, đánh giá kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo đang triển khai, kiểm định đánh giá Nhà trường theo các quy định của giáo dục đại học và nhu cầu xã hội.

7. Phối hợp với các đơn vị, đoàn thể trong Trường và ngoài Trường tổ chức các hoạt động hỗ trợ; vận động nguồn học bổng hỗ trợ cho sinh viên; tổ chức cho cựu người học giao lưu, tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên; giới thiệu và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực tập, tham quan thực tế; hỗ trợ giới thiệu việc làm cho sinh viên.

CHƯƠNG II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Điều 5: Ban Chấp hành Hội

 

1. Ban Chấp hành Hội là cơ quan điều hành các hoạt động giữa hai kỳ Hội nghị của Hội.

2. Các thành viên Ban Chấp hành Hội do Hiệu trưởng, Ban chủ nhiệm các Khoa, Ban Liên lạc Hội cựu sinh viên, các Chi hội hiệp thương giới thiệu, được Đảng ủy Trường cho ý kiến và Hiệu trưởng chuẩn y quyết định công nhận.  

3. Số lượng thành viên Ban Chấp hành Hội được phát triển theo quy mô, số lượng các Chi hội trực thuộc.

4. Ban Chấp hành họp định k 1 năm /1 lần và họp đột xuất khi có yêu cầu. Nội dung các kỳ họp: sơ kết, đánh giá những hoạt động đã triển khai trong k họp lần trước và chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động tiếp theo; thông qua kế hoạch và quyết toán tài chính của Hội; giải quyết các vấn đề khác.

 

Điều 6: Ban Thường Trực Hội 

1. Ban Thường trực Hội do Ban Chấp hành bầu trong số uỷ viên Ban Chấp hành. Ban Thường trực Hội bao gồm: Chủ tịch Hội, các phó Chủ tịch Hội, Ủy viên.

2. Ban Thường trực Thường trực Hội họp định kỳ 6 tháng/ lần và họp đột xuất do Chủ tịch Hội triệu tập.

3. Ban Thường trực có nhiệm vụ quyền hạn:

a) Thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo điều hành và xử lý các công việc giữa các kỳ họp của Ban Chấp hành và báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp;

b) Tổ chức thực hiện chức năng - nhiệm vụ nêu tại Điều 4, báo cáo kết quả và chuẩn bị nội dung cho các phiên họp định kỳ của Ban Chấp hành Hội.;

c) Quyết định, quản lý dữ liệu của thành viên trong Hội;

d) Quyết định kế hoạch tài chính của Hội, đảm bảo việc thu chi đúng nguyên tắc;

e) Hướng dẫn  về tổ chức và hoạt động của các Chi hội;

f) Tổ chức bình xét khen thưởng, kỷ luật và xóa tên trong danh sách hội viên của Hội.

4. Ban Thường trực hoạt động theo quy chế được Ban Chấp hành Hội thông qua.

Điều 7: Chủ tịch danh dự

Là người được tập thể Ban Chấp hành Hội Cựu người học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh suy tôn, bầu chọn, có vai trò và tầm ảnh hưởng lớn đến danh tiếng, vị thế của Hội cũng như của Nhà trường, có khả năng kết nối với xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước để nâng cao tầm vị thế của Hội Cựu người học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 8: Chủ tịch Hội

1. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội bầu ra trong số ủy viên Ban Thường trực, là người đại diện pháp nhân của Hội trong các mối quan hệ với các đối tác trong, ngoài Trường và trước pháp luật về những vấn đề liên quan đến Hội.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Chủ trì xây dựng định hướng về phát triển mô hình, phương hướng hoạt động; Lãnh đạo, quản lý mọi hoạt động của Hội;

b) Triệu tập và chủ trì (hoặc ủy quyền chủ trì) các cuộc họp Thường trực, Ban Chấp hành Hội;

c) Chủ trì cuộc họp Ban Chấp hành nhiệm kỳ kế tiếp cho đến khi bầu xong Chủ tịch mới;

d) Thay mặt Ban Thường trực quyết định những nội dung công việc thuộc chương trình công tác của Ban Thường trực, Ban Chấp hành; Trong trường hợp đột xuất phải báo cáo Ban Thường trực Hội trong vòng 3 ngày kể từ ngày thực hiện;

e) Phân công các Phó Chủ tịch, ủy viên Thường trực theo chức năng và yêu cầu đột xuất.

Điều 9: Phó Chủ tịch Hội

1. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội bầu ra trong số ủy viên Ban Thường trực, giúp Chủ tịch chỉ đạo hoạt động Hội trong những lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Phó Chủ tịch Hội thay mặt Chủ tịch Hội giải quyết, quyết định những nội dung thuộc lĩnh vực được phân công hoặc đột xuất theo ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội, trước Ban Chấp hành về quyết định của mình;

b) Định kỳ báo cáo thông tin về những công việc đã và đang giải quyết theo chế độ thông tin nội bộ tới Chủ tịch Hội và Ban Chấp hành.

Điều 10: Ủy viên Thường trực  

1. Ủy viên Thường trực do Ban Chấp hành bầu ra trong số ủy viên Ban Thường trực.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Thực hiện nhiệm vụ đầu mối, giúp Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội xây dựng, triển khai và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động Hội;

b) Tham mưu cho Ban Thường trực xây dựng kế hoạch hoạt động, chương trình hành động theo định kỳ từng Quý, 6 tháng, 1 năm;

c) Báo cáo tổng hợp thông tin về những công việc đã và đang giải quyết theo chế độ thông tin nội bộ theo quy định của Hội;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ban Chấp hành Hội giao.

Điều 11: Tổ chức Chi hội   

1. Chi hội Cựu người học (sau đây gọi tắt là Chi hội) là tổ chức trực thuộc Hội, được thành lập theo Khoa hoặc liên khoa và một số đơn vị khác có cựu người học của Trường đang làm việc.

2. Mỗi chi hội có một Chi hội trưởng do Ban chủ nhiệm Khoa và Chi hội hiệp thương giới thiệu và đề nghị Ban Chấp hành Hội chuẩn y công nhận.

3. Chi hội hoạt động tuân theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội.

4. Các Chi hội có nhiệm vụ phối hợp các thành viên Ban Chấp hành thực hiện các nội dung công việc được phân công.

CHƯƠNG I II

 KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

Điều 12 : Tài chính của Hội

1. Tài chính của Hội được xây dựng từ các nguồn sau:

a) Kinh phí do Trường hỗ trợ trong giai đoạn mới thành lập;

b) Do các hội viên tự nguyện đóng góp;

c) Nguồn tài trợ hợp pháp từ các cá nhân tổ chức tài trợ khác.

2. Tài chính của Hội được quản lý theo đúng chế độ tài chính, kế toán hiện hành.

Điều 13: Sử dụng tài chính

1. Sử dụng nguồn tài chính của Hội phải đúng mục đích, tuân thủ các quy định của được Hội nghị Ban Chấp hành Hội Cựu người học thông qua.

2. Các nguồn tài chính của Hội dùng để hỗ trợ học bổng cho người học, các cựu người học, thầy, cô giáo có hoàn cảnh khó khăn và đóng góp xây dựng phòng truyền thống của Trường.

3. Ban Chấp Hội Cựu người học phân phối chi tiêu trong phạm vi nguồn tài chính có được và hoạt động theo kế hoạch tài chính đã được thông qua trên nguyên tắc công khai, rõ ràng và minh bạch.

4. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính trong Ban Chấp hành trong phiên họp định k và thông báo rộng rãi đến từng chi hội và hội viên.

5. Ngoài ra, các nguồn tài chính do các chi hội vận động từ hội viên, các nhà tài trợ…, các chi hội được sử dụng vào khoản 2 Điều 13 của Điều lệ và báo cáo kết quả cho Ban Chấp hành.

Chương IV

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 14: Khen thưởng

Các tập thể, cá nhân có đóng góp cho việc xây dựng và phát triển Hội được được Ban Thường trực Hội xem xét, đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng theo quy định.

Điều 15: Kỷ luật     

1. Các tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ Hội, quy định, quy chế hoạt động của Hội thì chịu các hình thức kỷ luật theo theo quy định.

2. Thành viên bị xóa tên khỏi danh sách Hội khi vi phạm các điều sau:

a) Bị mất quyền công dân hoặc đang thụ án;

b) Không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng đến những quy định của Hội;

c) Có hành vi gây tổn hại đến uy tín Hội.

3. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

CHƯƠNG V

 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16

Điều lệ có hiệu lực từ ngày ký. Mọi sửa đổi, bổ sung Điều lệ này phải được Ban Chấp hành Hội Cựu người học nhất trí thông qua và được Hiệu trưởng Nhà trường phê duyệt mới có giá trị thi hành.